Phân Tích SWOT Về Chiến Lược Kinh Doanh Về Sân Golf

5/5 - (3 bình chọn)

 Phân Tích SWOT Về Chiến Lược Kinh Doanh Về Sân Golf để làm tài liệu tham khảo trước khi tiến hành bài khóa luận tốt nghiệp về chiến lược kinh doanh bài viết này sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn về phận tích SWOT về chiến lược kinh doanh của Sân Golf như thế nào.điểm mạnh của doanh nghiệp của mình như: nguồn lực, tài sản, con người, kinh nghiệm, kiến thức, tư liệu sản xuất, tài chính, marketing, sự cải tiến, giá cả, chất lượng sản phẩm, giấy chứng nhận, công nhận, quy trình, hệ thống kỹ thuật, kế thừa, văn hóa, quản trị v…. Bài viết được chúng mình soạn thảo từ các bài khóa luận đã kết quả khá/giỏi của các bạn sinh viên ưu tú ở trường đại học,các bạn khóa sau tiết kiệm được nhiều thời gian làm bài khóa luận tốt nghiệp hơn.các bạn sinh viên ơi nhiếu bạn có nhu cầu dịch vụ thuê viêt khoa luận trọn gói từ A đến z hãy nhắn ngay qua zalo này zalo/telegram : 0917.193.864 nhân viên CSKH sẽ hỗ trợ tư vấn sớm nhất có thể đến bạn.

SWOT – Phân Tích SWOT Về Chiến Lược Kinh Doanh Về Sân Golf 

          SWOT là từ viết tắt của 04 từ: Strengths (điểm mạnh); Weaknesses (điểm yếu); Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Từ mô hình trên ta có:

  • Điểm mạnh (Strengths) là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu. Đây là các lợi thế của một tổ chức, doanh nghiệp. Đây nên là những đặc điểm nổi trội và độc đáo mà một doanh nghiệp đang sở hữu khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Một số lĩnh vực mà doanh nghiệp có thể sử dụng để làm cơ sở là điểm mạnh của doanh nghiệp của mình như: nguồn lực, tài sản, con người, kinh nghiệm, kiến thức, tư liệu sản xuất, tài chính, marketing, sự cải tiến, giá cả, chất lượng sản phẩm, giấy chứng nhận, công nhận, quy trình, hệ thống kỹ thuật, kế thừa, văn hóa, quản trị…;
  • Điểm yếu (Weaknesses) là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu. Đối ngược với điểm mạnh thì đây là những điểm mà một tổ chức, doanh nghiệp làm chưa được tốt. Điểm yếu là những vấn đề đang tồn tại bên trong con người hoặc tổ chức mà làm cản trở doanh nghiệp trên con đường đạt được mục tiêu của mình. Cần thẳng thắn nhìn nhận điểm yếu và giới hạn của mình, từ đó các nhà quản trị doanh nghiệp có thể sẽ nhanh chóng tìm được giải pháp để vượt qua;
  • Cơ hội (Opprortunities) là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị trường kinh doanh, xã hội, chính sách quản lý của nhà nước…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp đạt được mục tiêu. Đây là những tác động tích cực từ bên ngoài giúp hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh được thuận lợi hơn. Một số yếu tố có thể kể đến như là: sự phát triển, nở rộ của thị trường; tiếng xấu của đối thủ; xu hướng công nghệ thay đổi; xu hướng toàn cầu hóa; hợp đồng của đối tác, chủ đầu tư; chính sách phát triển kinh tế của nhà nước…;
  • Nguy cơ (Threats) là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị trường kinh doanh, xã hội, chính sách quản lý của nhà nước…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu. Đây sẽ là bước giúp nhà quản trị phân tích được các yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho doanh nghiệp trên con đường đi đến thành công. Sau khi tìm ran guy cơ, việc cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn. Cần nhanh chóng vạch ra và triển khai những đường hướng khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng hoặc né tránh (nếu được) những nguy cơ nay.Phân Tích SWOT Chiến Lược Kinh Doanh Về Sân Golf

Sau khi làm sáng tỏ 4 yếu tố trên trong SWOT, sau đây là 4 chiến lược căn bản mà một doanh nghiệp có thể tham khảo để đạt được mục tiêu, gồm có:

  • Chiến lược SO (Strengths – Opprortunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty.
  • Chiến lược WO (Weaks – Opprortunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.
  • Chiến lược ST (Strengths – Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
  • Chiến lược WT (Weaks – Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

Phân Tích SWOT Của Chiến Lược Kinh Doanh Sân Golf,Có thể thấy, mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định được thế mạnh mà doanh nghiệp đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần khắc phục. Nói cách khác, SWOT chỉ ra cho doanh nghiệp thấy đâu là nơi để tấn công và đâu là nơi cần phòng thủ.

Đây là một công cụ rất hữu dụng giúp doanh nghiệp hiểu rõ chính mình, đặc biệt là về các lợi thế cạnh tranh cũng như những điểm yếu cần khắc phục. Thông qua việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, SWOT hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra đánh giá cho việc xây dựng chiến lược bằng cách kết hợp các yếu tố như dùng điểm mạnh (S) để nắm bắt cơ hội (O), dùng điểm mạnh (S) để đối phó nguy cơ (T), khắc phục điểm yếu (W) để tận dụng có hội (O) hoặc tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu (W) để hạn chế nguy cơ (T). Ngoài ra, còn có cách là kết hợp cả bốn yếu tố S-W-O-T là sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội, khắc phục điểm yếu và giảm thiểu nguy cơ. Sự kết hợp các yếu tố này còn được gọi là ma trận SWOT, được các nhà quản trị thực hiện trong quá trình ứng dụng công cụ đánh giá xây dựng chiến lược.

Bảng phân tích SWOT sẽ giúp doanh nghiệp có được những thông tin hữu ích để kết nối các nguồn lực và khả năng của công ty với môi trường cạnh tranh mà công ty đang hoạt động. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp việc đánh giá xây dựng chiến lược đưa ra chỉ số chính xác và có hiệu quả thực sự.

Với mô hình SWOT sẽ giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn sâu sắc nhất về tổ chức, doanh nghiệp của mình. Vì thế nên phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc đưa ra đánh giá xây dựng chiến lược, đặc biệt là khi được áp dụng nhằm giải quyết vấn đề trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Khi phân tích công cụ SWOT, các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu là những yếu tố thuộc về doanh nghiệp, cơ hội và nguy cơ là yếu tố từ môi trường bên ngoài. Song, cốt lõi của SWOT vẫn là việc phân tích lợi thế và hạn chế của chính doanh nghiệp để từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp nên SWOT là công cụ đánh giá xây dựng chiến lược có xu hướng tập trung vào nội lực doanh nghiệp.

Tóm lại, công cụ SWOT tập trung vào việc phân tích thế mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, kết hợp với những cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài để đưa ra đánh giá cho những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp lựa chọn.

Phân Tích SWOT Về Chiến Lược Kinh Doanh Về Sân Golf
Phân Tích SWOT Về Chiến Lược Kinh Doanh Về Sân Golf

          QSPM – Phân Tích SWOT Từ Chiến Lược Kinh Doanh Về Sân Golf

          QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix – Ma trận hoạch định chiến lược định lượng) là công cụ phân tích hữu ích được xây dựng nhằm mục đích cho phép các nhà quản trị chiến lược so sánh và lựa chọn giữa các chiến lược khác nhau; giúp các nhà hoạch định chiến lược đánh giá khách quan danh mục các chiến lược có thể lựa chọn thông qua những phán đoán nhanh nhạy, sắc bén. Nói cách khác, QSPM là một ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng.

          QSPM sử dụng các dữ liệu đầu vào từ những phân tích ở các bước hình thành IFE và EFE để giúp các nhà quản trị quyết định khách quan chiến lược nào trong số các chiến lược có khả năng thay thế là chiến lược hấp dẫn nhất và xứng đáng để doanh nghiệp theo đuổi nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của mình.

          Công dụng lớn nhất của QSPM là ma trận chỉ ra chiến lược nào tối ưu nhất dựa trên các yếu tố thành công cơ bản của doanh nghiệp. Tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược trong một tập các lựa chọn được tính toán thông qua việc xác định những ảnh hưởng cộng dồn của mỗi nhân tố thành công cơ bản bên trong và bên ngoài. QSPM dựa vào 3 yếu tố đầu vào chính gồm:Phân Tích SWOT Chiến Lược Kinh Doanh Tại Sân Golf

  • Các yếu tố thành công quan trọng của đơn vị kinh doanh.
  • Tầm quan trọng tương đối của mỗi yếu tố thành công quan trọng.
  • Cách để đánh giá một chiến lược cụ thể theo từng yếu tố thành công.

Đầu vào này được sử dụng để đánh giá sự hấp dẫn tương đối của các chiến lược khác nhau. Kết quả được thể hiện dưới dạng số của “Tổng số điểm hấp dẫn”. Điểm càng cao, chiến lược càng dấp dẫn.

Điểm tích cực của QSPM là một nhóm các chiến lược có thể được xem xét một cách liên tục và đồng thời. Không có sự hạn chế số lượng các chiến lược được đánh giá hay số lượng của các nhóm chiến lược có thể được xem xét đồng thời khi sử dụng QSPM. Đồng thời, QSPM đòi hỏi các nhà chiến lược phải liên kết các nhân tố bên trong và bên ngoài thích hợp vào quá trình quyết định; phát triển QSPM sẽ làm giảm khả năng các nhân tố quan trọng bị bỏ qua hay bị đánh giá không thích hợp. QSPM thu hút các mối quan hệ quan trọng có ảnh hưởng tới các quyết định chiến lược.

QSPM là kết quả sau khi các nhà hoạch định thảo luận, trao đổi. Tính hấp dẫn của các chiến lược khác nhau được xác định qua ma trận QSPM dựa trên việc tận dụng hay cải thiện các yếu tố thành công cơ bản của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Quyết định phù hợp nhất được đưa ra dưa trên việc đánh giá các mối quan hệ quan trọng ảnh hưởng đến quyết định thông qua ma trận QSPM. Ứng dụng của QSPM tương đối rộng, ma trận này phù hợp với cả doanh nghiệp có quy mô nhỏ và cả những doanh nghiệp đa quốc gia.Các bạn sinh viên nếu muốn tham khảo thêm bài viến hãy vào trang vietkhoaluan.com, tham khảo thêm hoặc nhấn nút theo dõi trang vì mỗi ngày chúng mình luôn chia sẽ thêm bài mới với đa ngành nghề, chúng mình cũng có dịch vụ chỉnh sửa bài và viết bài khóa luận tốt nghiệp luôn có cả xin dấu công ty,bao chỉnh sửa bài trong qúa trình viết bài, chúng mình luôn bảo mật thông tin khách hàng, nếu bạn nào có nhu cầu thì liên hệ dịch vụ nhận viết khóa luận tốt nghiêp thuê trọn gói từ A đến Z thông qua số zalo này ngay zalo/telegram : 0917.193.864  bộ phận CSKH sẽ tư vấn cụ thể yêu cầu của bạn và báo giá hợp lý sớm nhất có thể .

Xem thêm : KHÓA LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH GIÁO DỤC❤❤

          Ma trận hình ảnh cạnh tranh – Phân Tích SWOT Chiến Lược Kinh Doanh Về Sân Golf

          Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix – CPM) là một công cụ được các doanh nghiệp sử dụng để tìm ra ưu điểm và nhược điểm tương đối của mình với đối thủ cạnh tranh bằng cách so sánh các đặc điểm chung. Sauk hi tìm ra được ưu, nhược điểm của mình, các nhà lãnh đạo và nhà hoạch định chiến lược sẽ dựa vào đó để đưa ra những chiến lược, định hướng phát triển hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.

Công cụ này giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ và phân tích cụ thể về môi trường bên ngoài doanh nghiệp và tính chất cạnh tranh trong một ngành hàng cụ thể nào đó. Thiết lập ma trận này nhằm đưa ra những đánh giá so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành. Qua đó, nhà quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh, điểm yếu của công ty với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho công ty và những điểm yếu cần khắc phục.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh vào gồm 04 thành phần chính:

  • Các yếu tố thành công quan trọng (Critical Success Factors – CFS): là những yếu tố quyết định đến sự thành công trong ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Những yếu tố này giúp nhà quản trị phân tích một cách cụ thể chính xác tính cạnh tranh của doanh nghiệp và ngành hàng đang kinh doanh so với đối thủ. Tùy thuộc vào ngành hàng khác nhau, các tác động của nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp mà các yếu tố sẽ có sự sai khác cơ bản giữa các ngành hàng hay các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có một số đặc điểm chung được xem xét ở hầu hết các ngành hàng, ví dụ như: thị phần; chất lượng sản phẩm; lực lượng lao dộng có tay nghề cao; định hướng chiến lược rõ ràng; chuỗi cung ứng; dịch vụ khách hàng; năng lực sản xuất; khách hàng trung thành, tính năng sản phẩm; giao hàng; uy tín thương hiệu; sự hiện diện trực tuyến; sự hài lòng cùa khách hàng; cơ cấu chi phí thấp; quản lý mạng xã hội; tình hình tài chính; sự đa dạng về sản phẩm; dự trữ tiền mặt; trình độ quản lý và kinh nghiệm; tỷ suất lợi nhuận; mức độ tích hợp sản phẩm; khả năng đổi mới sản phẩm và dịch vụ; các chương trình khuyến mãi thành công; khả năng giữ chân nhân viên; thu nhập của mỗi nhân viên; chi phí cho R&D; v.v…
  • Trọng số (Weight): mỗi yếu tố thành công quan trọng cần được chỉ định một trọng số khác nhau; từ 0,0 (tầm quan trọng thấp) đến 1,0 (tầm quan trọng cao). Con số này cho thấy yếu tố quan trọng trong việc thành công trong ngành của doanh nghiệp như thế nào. Tổng của tất cả các trọng số phải bằng 1,0; các yếu tố riêng biệt không nên được nhấn mạnh quá nhiều (gán trọng số 0,3 hoặc hơn). Vì thành công trong một ngành hiếm khi được xác định bởi một hoặc một vài yếu tố. Ma trận hình ảnh cạnh tranh cung cấp cho mỗi yếu tố quan trọng thành công một trọng lượng, bởi vì các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến thành công kinh doanh của từng doanh nghiệp.
  • Xếp hạng (Rating): xếp hàng trong ma trận hình ảnh cạnh tranh đề cập đến mức độ hiệu quả của các công ty trong từng khu vực. Yếu tố này có thể chọn bất kỳ thang tỷ lệ nào để đánh giá, nhưng thường dễ nhất là chọn vào một thứ đơn giản được xác định từ 1 – 4, được giải thích như sau:

1 – điểm yếu lớn

2 – điểm yếu nhỏ

3 – sức mạnh nhỏ

4 – sức mạnh lớn

Xếp hạng, cũng như trọng số, được chỉ định chủ quan cho mỗi công ty, nhưng quá trình này có thể được thực hiện dễ dàng hơn thông qua thang đo điểm chuẩn (benchmark). Thang đo điểm chuẩn cho thấy các công ty đang hoạt động tốt như thế nào so với nhau hoặc so với trung bình của ngành.

  • Điểm số và tổng điểm (Score & Total score): điểm là kết quả của trọng số (weight) nhân với xếp hạng (rating). Mỗi công ty nhận được điểm số trên mỗi yếu tố. Tổng số điểm chỉ đơn giản là tổng của tất cả các điểm số riêng cho công ty. Công ty nhận được tổng số điểm cao nhất được nhận định là mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh.

Lợi ích của Ma trận hình ảnh cạnh tranh:

  • Các yếu tố tương tự được sử dụng để so sánh các công ty. Điều này làm cho việc so sánh chính xác hơn.
  • Việc phân tích sẽ hiện thị các thông tin trên cùng một ma trận, giúp dễ dàng so sánh các công ty một cách trực quan.
  • Kết quả của ma trận tạo thuận lợi cho việc ra quyết định. Các công ty có thể dễ dàng quyết định những khu vực nào công ty nên tăng cường, bảo vệ hoặc chiến lược nào công ty nên theo đuổi.

Muốn phân tích được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ thì trước hết phải biết được Ma trận hình ảnh cạnh tranh của doanh nghiệp là gì, sau đó có thể tạo được lợi thế cho doanh nghiệp của mình. Một Ma trận hình ảnh cạnh tranh có thể được sử dụng để so sánh tiềm lực của các công ty với nhau và là một công cụ giúp các công ty đánh giá xây dựng chiến lược hiệu quả. Tổng số điểm cụ thể của một công ty cho thấy mức độ cạnh tranh của công ty đó trên thị trường so với các công ty khác.

Xem thêm : Báo Giá Tham Khảo Viết Thuê Khoá Luận 🔻🔻🔻

 

Tổng quan về dịch vụ Golf – Phân Tích SWOT Của Chiến Lược Kinh Doanh Về Sân Golf

          Môn Golf là một môn thể thao có tác dụng rèn luyện sức khỏe và giải trí lành mạnh. Mục tiêu của môn thể thao này là đưa bong vào lỗ với số gậy ít nhất, người chơi Golf dùng gậy để đánh quả bong vào lỗ Golf cách nơi phát bóng từ 130 mét đến 520 mét. Môn Golf không có tính chất đối kháng mà mang tính nghệ thuật cao, nó có tác dụng rèn luyện người chơi tính kiên trì, nhẫn nại, thử thách. Nhiều khách hàng đến sân Golf với mục đích giải trí hơn là thể thao, bởi vì bên cạnh tham gia chơi Golf, khách hàng còn thưởng thức nhiều dịch vụ khác như dịch vụ ăn uống, massage, khu giải trí cho trẻ em và người lớn, v.v…

          Để có thể hoàn tất một buổi chơi Golf thì người chơi Golf cần phải trang bị cho mình đầy đủ các dụng cụ sử dụng trong quá trình chơi Golf như: gậy Golf và bóng Golf. Gậy Golf có nhiều loại và mỗi loại gậy có tính chất khác nhau vì thế trên mỗi gậy Golf đều có kí hiệu riêng và mỗi gậy Golf được sử dụng tương ứng với chức năng của nó, trong đó gậy số 1 (Driver) dùng để phát bóng và gậy đẩy (Putter) dùng để đưa bóng vào lỗ là gậy quan trọng nhất trong quá trình chơi Golf.

          Sân Golf lớn hay nhỏ được xác định bởi số lỗ Golf, từ ít nhất 9 lỗ Golf, 18 lỗ Golf đến sân Golf 180 lỗ. Một game chơi Golf tiêu chuẩn có 18 lỗ với độ dài từ 6,300 m – 6,500 m và diện tích từ 60 ha đến 80 ha. Tương ứng mỗi lỗ Golf có một đường Golf, có độ dài khác nhau, đường ngắn nhất gần 130 m và đường dài nhất trên 500 m. Sân Golf được thiết kế đa dạng phụ thuộc vào địa thế, cảnh quan thiên nhiên, trên đường Golf có nhiều chướng ngại buộc người chơi Golf phải có kỹ thuật để vượt qua như hồ nước, hố cát…

          Để đánh giá khả năng chơi Golf của từng người, Hiệp hội Golf nhà nghề thế giới dùng cách tính điểm theo phương pháp điểm chấp (Handicap). Điểm chấp là tổng số lần đánh (số gậy) vượt quá số lần tiêu chuẩn trong một buổi chơi Golf. Số gậy tiêu chuẩn cho 18 lỗ Golf là 72, bình quân mỗi đường Golf là 4 gậy và chỉ có cầu thủ chuyên nghiệp mới đạt được tiêu chuẩn này. Đối với cầu thủ nghiệp dư thường đánh vượt quá số gậy tiêu chuẩn và mỗi người có một điểm chấp riêng giao động từ 18 đến 30. Điểm chấp là cơ sở đánh giá thành tích từng cầu thủ trong thi đấu.

          Mọi cầu thủ Golf chuyên nghiệp hay nghiệp dư trên thế giới đều phải biết nghi thức và các điều luật trong môn Golf, luật lệ này được lập ra và quản lý bởi The R&A và Hiệp hội Golf Hoa Kỳ (USGA). Có thể nói luật Golf là luật phức tạp nhất trong các môn thể thao, các tay Golf nghiệp dư khó nắm bắt hết các quy định trong luật Golf. Theo quy định các sân Golf không cho phép bất kỳ người nào chơi Golf mà chưa am hiểu về luật chơi Golf. Trước tiên người chơi Golf phải được hướng dẫn về “nghi thức” trong môn Golf cũng như các điều luật cơ bản, bởi vì bất cứ hành động không đúng của người chơi trên sân Golf đều ảnh hưởng đến người khác.

          Các sân Golf kinh doanh dưới hình thức là một câu lạc bộ. Trong câu lạc bộ có nhiều thành viên tham gia thường xuyên, có đăng ký, có đóng phí tham gia, được hưởng những quyền lợi nhất định do câu lạc bộ quy định, những thành viên này gọi là hội viên sân Golf. Hội viên sân Golf có hai dạng: hội viên cá nhân và hội viên tập thể. Đối với hội viên cá nhân, duy nhất chỉ người đứng tên thẻ mới được chơi Golf, hội viên tập thể có một thẻ chính và từ 1 đến 3 thẻ phụ không ghi tên. Mỗi thẻ phụ không ghi tên được sử dụng tự do, nhưng chỉ được sử dụng cho một người trong ngày. Phí gia nhập hội viên sân Golf thay đổi phụ thuộc vào mức độ đàu tư, chất lượng các dịch vụ trong sân Golf, địa điểm sân Golf. Hội viên sân Golf có các đặc điểm sau:

  • Khi trở thành hội viên chính thức của một sân Golf, hội viên có những quyền lợi nhất định như: được sử dụng sân Golf và các tiện ích của sân Golf với chi phí thấp hoặc miễn phí hoàn toàn, được giảm giá các dịch vụ khác từ 10% đến 20%. Hội viên sân Golf không có quyền đòi hoàn trả tiền tham gia sân Golf và chia lợi nhuận từ kết quả kinh doanh của sân Golf, nhưng được quyền chuyển nhượng quyền lợi hội viên của mình cho người khác theo giá thị trường và được thừa kế. Ngoài ra, hội viên sân Golf có quyền giới thiệu người thân, bạn bè chơi Golf với giá ưu đãi.
  • Thời hạn hiệu lực thẻ hội viên theo thông lệ trên thế giới là vô hạn gắn liền với sự tồn tại của sân Golf đó. Nhưng ở Việt Nam, các công ty được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, thời gian hoạt động tối đa là 50 năm, vì thế thời hạn hiệu lực thẻ hội viên chỉ đảm bảo giới hạn trong vòng 50 năm.
  • Việc tiêu thụ thẻ hội viên là hình thức kinh doanh đặc trưng của dịch vụ Golf. Hội viên càng nhiều thì nguồn khách sân Golf càng ổn định và doanh thu thẻ hội viên càng lớn. Nhưng số lượng hội viên mỗi sân Golf có giới hạn, một sân Golf tiêu chuẩn 18 lỗ Golf có số thẻ hội viên tối đa là 800. Vì thế mỗi sân Golf tùy thuộc vào quy mô số lỗ Golf mà xác định số lượng thẻ hội viên tối đa có thể tiêu thụ và từ đó đưa ra chính sách tiêu thụ hợp lý.

Dịch vụ Golf là dịch vụ cao cấp, chi phí đầu tư một câu lạc bộ Golf tương đối lớn từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đô la Mỹ, nên phí gia nhập câu lạc bộ Golf cũng như các phí liên quan của câu lạc bộ là khá cao. Do đó, đối tượng có khả năng chơi Golf bị hạn chế. Để gia tăng thị trường Golf, các nhà đầu tư Golf trên thế giới chia ra hai hình thức đầu tư: một là đầu tư câu lạc bộ Golf rất cao cấp với nhiều dịch vụ phụ trợ và hướng vào những khách hàng là những thương gia giàu có; hai là đầu tư ở một chừng mực nhất định có thể đáp ứng những yêu cầu cơ bản của khách chơi Golf để mở rộng đối tượng khách chơi Golf, mở rộng thị trường Golf.

Nhu cầu dịch vụ chơi Golf ở Việt Nam - Phân Tích SWOT Về Chiến Lược Kinh Doanh Về Sân Golf
Nhu cầu dịch vụ chơi Golf ở Việt Nam – Phân Tích SWOT Về Chiến Lược Kinh Doanh Về Sân Golf

Nhu cầu dịch vụ chơi Golf ở Việt Nam – Phân Tích SWOT Trong Chiến Lược Kinh Doanh Về Sân Golf

Trong tiến trình hội nhập Việt Nam với khu vực và thế giới diễn ra trên rất nhiều khía cạnh: chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, thể thao v.v… Golf là một bộ môn thể thao rất phát triển, không chỉ ở khu vực mà trên toàn thế giới. Thi đấu Golf có trong chương trình của hầu hết các cuộc thể thao quốc tế và ở các thế vận hội lớn. Do đó, trong khuôn khổ hội nhập với các quốc gia trong khu vực trên lĩnh vực thể thao, phát triển Golf tại Việt Nam là cần thiết để Việt Nam có thể tham gia thi đấu ở các giải chuyên nghiệp của khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, với phong cảnh thiên nhiên, khí hậu, môi trường trong lành, sự thanh tịnh, làm cho người chơi Golf quên đi những khó khăn, lo toan trong công việc và đời sống hàng ngày, nên sân Golf là nơi giải trí không thể thiếu được trong cuộc sống văn mình đối với tầng lớp thượng lưu và các chuyên gia nước ngoài đang công tác tại Việt Nam.

Việt Nam đã và đang gia nhập nhiều tổ chức trên thế giới và khu vực, trong quá trình đàm phán gia nhập các tổ chức của thế giới bên cạnh kỹ năng đàm phán còn có yêu cầu về ngoại ngữ và chơi Golf là những yếu tố giúp các cuộc đàm phán sớm thành công. Đã có nhiều cuộc họp các nhà đàm phán phải ra sân Golf vừa chơi vừa trao đổi ý kiến, hết tour Golf là có kết luận cho buổi họp. Như khi Việt Nam đàm phán gia nhập tổ chức Asean, tất cả các cuộc họp từ hội nghị chuyên viên cao cấp đến hội nghị bộ trưởng, hội nghị cấp cao trong các chương trình đều có buổi chơi Golf. Do đó, có thể coi Golf là một phương tiện hội nhập hiệu quả.

Bên cạnh nhu cầu thể thao và giải trí, phát triển dịch vụ Golf có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, bởi việc xây dựng các sân Golf sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư rất lớn trong và ngoài nước. Đồng thời các sân Golf là sản phẩm du lịch, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch ở Việt Nam, nâng cao tỷ trọng giá trị dịch vụ trong tổng sản phẩm nền kinh tế. Thêm vào đó, kinh doanh sân Golf mang lại cho ngân sách nhà nước một khoản thu về tiền thuê đất, tiền thuế hàng năm khá cao và đặc biệt là tạo được không ít việc làm, một sân Golf 18 lỗ có thể thu hút từ 300 đến 500 lao động, giải quyết đáng kể lao động ở những vùng có sân Golf xây dựng.

Ngoài ra, chơi Golf không chỉ một môn thể thao thuần túy mà chơi Golf còn là nhu cầu trong công việc và kinh doanh được thể hiện qua các điểm sau:

  • Chơi Golf là một phương pháp xúc tiến kinh doanh hiệu quả. Nếu “yếu tố quan hệ” vẫn được coi là quan trọng hàng đầu trong kinh doanh, thì Golf chính là một công cụ đặc biệt phát triển yếu tố đặc biệt đó cho các đối tác kinh doanh biết nắm cây gậy Golf. Tại sao lại là Golf mà không phải là tennis hay môn thể thao “vua” bong đá được sử dụng như là một chất xúc tác quan trọng trong quan hệ kinh doanh? Với tennis, mục tiêu luôn là đánh bại đối thủ, nhưng với Golf không có đối thủ mà là chiến thắng chính mình. Mục tiêu chính của Golf là chinh phục một quả bóng và lỗ Golf, chính đặc điểm này đã làm cho người chơi Golf gần gũi với nhau hơn vì tất cả cùng hướng vào một mục tiêu chung.
  • Không có môn thể thao nào vừa giải trí vừa có cơ hội trao đổi hàng tiếng đồng hồ với đối tác trong không khí gần gũi và không gian thoải mái như trên sân Golf. Có những thỏa thuận hoặc hợp đồng kinh tế không thể đàm phán trong văn phòng nhưng lại được các bên dễ dàng chấp nhận chỉ sau một buổi chơi Golf. Các thương gia Việt Nam có thể ký kết các hợp đồng xuất, nhập với đối tác một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn sau một trận Golf.
  • Trên thương trường, có nhiều điều các nhà kinh doanh không được học ở trường mà phải học rất nhiều trong cuộc sống, trong môi trường kinh doanh, trong giao tiếp. Golf là môn thể thao mà qua đó chúng ra đoán được tính cách và độ tin cậy của bạn chơi một cách rất tinh tế qua quan sát hành vi chơi Golf của họ. Chẳng hạn, cần phải hết sức cẩn thận với những người chơi không trung thực với cách tinh điểm, vì những người đó có thể cư xử như vậy trong kinh doanh. Hoặc những người không tuân thủ luật Golf trong khi thi đấu thì trong kinh doanh có thể họ hay vi phạm các điều khoản hợp đồng. Trái lại, bạn chơi coi việc tuân thủ nghiêm túc luật chơi, thể hiện thái độ lịch sự và quan tâm đến người chơi khác sẽ là một đối tác tin cậy trong kinh doanh.

Quá trình phát triển ngành dịch vụ Golf tại Việt Nam – Phân Tích SWOT Đến Chiến Lược Kinh Doanh Về Sân Golf

Chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta hơn 15 năm qua đã tạo điều kiện cho ngành dịch vụ Golf hình thành và phát triển. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay tại Việt Nam đã có 22 dự án xin cấp phép đầu tư xây dựng và kinh doanh sân Golf, trong đó có 13 sân Golf đã đi vào hoạt động với tổng số vốn đăng ký 435 triệu đô la Mỹ. Do những thuận lợi ban đầu, các tỉnh phía Nam đã thu hút được nhiều dự án hơn so với các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, các tỉnh phía Bắc hiện là tâm điểm chú ý của giới chơi Golf khi một loạt dự án mới lần lượt ra đời, hứa hẹn một cuộc đua tranh quyết liệt giữa các chủ đầu tư sân Golf trong những năm sắp tới.

Sau nhiều năm các sân Golf tại Việt Nam kinh doanh gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid – 19; thì đến năm nay, hiệu quả kinh doanh các sân Golf tại Việt Nam bắt đầu phục hồi và phát triển với tốc độ trên 15%/năm.

Số lượng khách các sân Golf tại Việt Nam đạt rất thấp so với công suất phục vụ và doanh thu đạt được không như dự kiến ban đầu của các nhà đầu tư với hai nguyên nhân chính:

  • Một là, tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm sút cả về số lượng dự án lẫn tổng số vốn đầu tư sau khi khủng hoảng vì đại dịch Covid – 19 diễn ra trên toàn cầu, cho đến đầu năm nay, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài chưa có dấu hiệu phục hồi. Vì thế khách hàng chính yếu của các sân Golf là các chuyên gia nước ngoài đang công tác tại Việt Nam tăng rất chậm, không tương xứng với khả năng phục vụ hiện có của các sân Golf.
  • Hai là, thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam còn quá thấp, trong khi chi phí chơi Golf lại quá cao, vượt quá khả năng chi tiêu của họ, nên thị trường Golf của người Việt Nam vẫn là thị trường tiềm ẩn.

Tuy nhiên, thị trường Golf ở Việt Nam hiện nay đã có một bước phát triển đáng kể trong vòng 15 năm sau khi môn Golf du nhập vào Việt Nam. Nếu cách đây không lâu, số người chơi Golf tại Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay thì hiện nay giới chơi Golf đã có hàng ngàn hội viên chính thức, chưa kể các tay Golf nghiệp dư và nhu cầu học chơi Golf trong giới doanh nghiệp ngày càng tăng. Thị trường Golf cũng trở nên sôi động hơn với hàng ngàn tay Golf là các chính khách, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam cũng như lượng du khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng.

Theo số liệu Chi hội Golf Việt Nam, thị trường Golf tại Việt Nam hiện có trên 5.000 người thường xuyên chơi Golf, nhưng có gần 3.000 người là hội viên các sân Golf bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài. Trong đó, số hội viên người nước ngoài chiếm 82% và số hội viên mang quốc tịch Việt Nam chiếm 18%. Số hội viên này là nguồn khách cơ bản đồng thời họ là lực lượng quan trọng lôi kéo khách hàng không phải là hội viên đến sân Golf.

DOWNLOAD FREE

Trên này là toàn bộ đề tài Phân Tích SWOT Về Chiến Lược Kinh Doanh Về Sân Golf dành cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm đề tài liên qua Những yếu tố này giúp nhà quản trị phân tích một cách cụ thể chính xác tính cạnh tranh của doanh nghiệp và ngành hàng đang kinh doanh so với đối thủ, các bạn khi viết khóa luận không thể thiếu được phân tích swot này nhưng khi làm bài các bạn lưu ý phải bám sát mục tiêu đề tài nhà trường đưa ra, nếu trong quá chình viết bài mà các bạn sinh viên gặp khó khăn gì thì hãy liên hệ chúng tôi thông qua dịch vụ nhận thuê viết khóa luận tốt nghiệp qua này ngay SĐT ZALO: 0917 193 864 nhận viên sẽ hỗ trợ tư vấn sớm nhất nhé. 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo