Khái niệm Khóa Luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp là một bài luận giúp khoa đào tạo đánh giá kết quả của hoạt động học tập trong thực tiễn của sinh viên dựa một số tiêu chí chính yếu như (a) mức độ nắm bắt thực tế thông qua khả năng nhận dạng được vấn đề tại đơn vị thực tập; (b) mức độ vững chắc về lý thuyết; (c) khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế để phân tích và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống; (d) thái độ làm việc và học tập.
Mục đích của viết Khóa Luận tốt ngiệp
Mục đích viết khóa luận tốt nghiệp là để sinh viên nghiên cứu nhằm hướng đến giải quyết một vấn đề thực tiễn do sinh viên phát hiện trong quá trình thực tập tại đơn vị. Cũng thông qua khóa luận tốt nghiệp, khoa đào tạo sẽ đánh giá kết quả hoạt động học tập trong thực tiễn của sinh viên dựa trên những tiêu chí như: (1) mức độ nắm bắt thực tế thông qua khả năng nhận dạng được vấn đề tại đơn vị thực tập; (2) mức độ vững chắc về lý thuyết; (3) khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế để phân tích và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống; và (4) thái độ học tập và làm việc của sinh viên.
– Thông qua quá trình thực tập, sinh viên được củng cố thêm về mặt lý luận lẫn thực tiễn công tác quản trị tài chính từ khâu vận hành triển khai các hoạt động tài chính đến khâu ra quyết định và kiểm soát hoạt động tài chính tại các đơn vị kinh doanh nói chung và tại các đơn vị trung gian tài chính nói riêng như Ngân hàng thương mại, công ty Bảo hiểm, công ty Chứng khoán… Cụ thể, sinh viên sẽ hiểu được và củng cố các kỹ năng phân tích, đánh giá và ra các quyết định tài chính như: Kỹ năng tổ chức quản trị tài chính, đầu tư tài chính, lập dự án đầu tư, kinh doanh chứng khoán, huy động vốn và cho vay, kê khai thuế, định/thẩm định giá chứng khoán, doanh nghiệp… cũng như kỹ năng quản trị rủi ro tài chính trong các đơn vị kinh doanh.
– Ngoài ra, sinh viên cũng có khả năng tổng hợp và phân tích một lĩnh vực, một khía cạnh hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị.
– Thêm vào đó, sinh viên tiếp tục được hoàn thiện hơn các kỹ năng mềm trong thực tiễn thực tập tại đơn vị như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xử lý văn bản, thuyết trình, thuyết phục, làm việc nhóm… từ đó hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp tại các đơn vị doanh nghiệp.
Phạm vi khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp có thể chọn lựa đối tượng nghiên cứu về kế toán tại các loại hình doanh nghiệp sau:
- – Doanh nghiệp sản xuất
- – Doanh nghiệp thương mại
- – Doanh nghiệp dịch vụ, đầu tư vv…
Lưu ý:
- Đối với các loại hình doanh nghiệp khác, sinh viên cần hỏi ý kiến và được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn.
- Đề tài sinh viên lựa chọn và viết khóa luận tốt nghiệp phải gắn với chuyên ngành đào tạo, cụ thể về các lĩnh vực: kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán chi phí vv…
Qui định làm khóa luận tốt nghiệp.
Trong thời gian sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp phải tuân thủ qui định sau:
- – Nghiêm chỉnh chấp hành qui định của nhà trường, qui chế đào tạo và các qui định pháp luật có liên quan.
- – Đề tài làm khóa luận tốt nghiệp đúng chuyên ngành đã học.
- – Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nội quy của đơn vị thu thập số liệu.
- – Chấp hành nghiêm chỉnh sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn.
- – Không được tự ý thay đổi đơn vị thu thập số liệu nếu chưa có sự đồng ý của đơn vị đó và giảng viên hướng dẫn.
- – Không được tự ý thay đổi giảng viên hướng dẫn.
Sinh viên vi phạm các qui định nói trên phải chịu trách nhiệm trước nhà trường và sẽ bị kỷ luật theo qui định.
Phương pháp tìm hiểu, thu thập tài liệu.
Sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp cần chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin tại đơn vị liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình. Đồng thời cần thường xuyên tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn để có phương pháp thu thập thông tin thích hợp. Sau đây là một số cách thức thu thập thông tin cần thiết:
- – Tìm hiểu, tham khảo và thu thập các văn bản, tài liệu, sổ sách, chứng từ… liên quan đến đơn vị, đến nội dung mà đề tài đề cập: Báo cáo tài chính, Sổ kế toán, chứng từ kế toán…Loại tài liệu cần tìm hiểu, tham khảo và thu thập phụ thuộc nội dung của đề tài.
- – Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp người liên quan đến công việc cần tìm hiểu: Kế toán trưởng, kế toán viên…
- – Tham gia trực tiếp vào các quá trình công việc.
- – Thu thập các tài liệu, các mẫu biểu liên quan đến đề tài.
Quy trình viết khóa luận tốt nghiệp
Tủy theo yêu cầu của từng trường, quy trình viết khóa luận tốt nghiệp thường có 2 quy trình như sau
Quy trình viết Khóa Luận tốt nghiệp 1
Bước 1: Lựa chọn đề tài:
Sinh viên được tự chọn đề tài và nên chọn lĩnh vực mà mình am tường nhất đồng thời phải phù hợp với thực tế đơn vị thu thập số liệu và phải được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn. Sinh viên đăng ký đề tài thực hiện với Khoa Kế toán. Khoa Kế toán sẽ tiến hành thẩm định và làm thủ tục giao đề tài cho sinh viên.
Bước 2: Viết đề cương sơ bộ
Khoảng 02 trang và viết trên 01 mặt giấy. Bước này cần hoàn thành trong khoảng 01 tuần đầu tiên của thời gian làm khóa luận tốt nghiệp để gửi cho giảng viên hướng dẫn góp ý và duyệt đề cương.
Bước 3: Viết đề cương chi tiết:
Khoảng 04 trang và trên 01 mặt giấy, gởi cho giảng viên hướng dẫn góp ý để giảng viên duyệt và gửi lại. Công việc này cần được hoàn thành tối đa trong thời gian 3 tuần đầu của thời gian làm khóa luận tốt nghiệp. Đề cương chi tiết được phê duyệt sẽ được nộp kèm với khóa luận tốt nghiệp.
Bước 4: Viết bản thảo của khóa luận tốt nghiệp và chỉnh sửa theo góp ý của giảng viên hướng dẫn.
Bước 5: Hoàn chỉnh
In khóa luận tốt nghiệp, gửi đơn vị thu thập số liệu để nhận xét, đóng dấu. Nộp bản hoàn chỉnh (đã có nhận xét, đóng dấu) đĩa CD ghi file cho giảng viên hướng dẫn. Lưu ý: Sinh viên phải nộp khóa luận tốt nghiệp đúng thời gian qui định.
Trong quá trình thực hiện đề tài, giảng viên hướng dẫn sẽ theo dõi tiến độ thực hiện của sinh viên và báo cáo về Khoa Kế toán.
6.2 Quy trình viết Khóa Luận tốt nghiệp 1
Lựa chọn đề tài
Việc lựa chọn đề tài được tiến hành sau khi đã tìm hiểu kỹ về các nội dung thực tế tại đơn vị và có thể được tiến hành theo một trong các cách sau:
|
Hoàn thành đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết
Đề cương sơ bộ nhằm báo cáo về đề tài đã chọn, bố cục. Đề cương viết khoảng 02 trang và được hoàn thành trong tuần lễ thứ 2 hoặc 3 kể từ khi đi thực tập và gởi cho giảng viên hướng dẫn góp ý và duyệt (Có thể gởi trực tiếp hoặc qua địa chỉ e-mail của giảng viên). Đề cương chi tiết viết khoảng 04 trang và được hoàn thành trong tuần lễ thứ 4 hoặc 5 kể từ khi đi thực tập và gởi cho giảng viên hướng dẫn góp ý và duyệt (Có thể gởi trực tiếp hoặc qua địa chỉ e-mail của giảng viên) |
Viết bản thảo
Bản thảo viết xong từng phần hoặc toàn bộ nếu cần có sự góp ý và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn sẽ gởi cho giáo viên hướng dẫn đọc và góp ý (Trước 20 ngày khi kết thúc thực tập) |
Hoàn thành khóa luận
Sau khi hoàn thành khóa luận, sinh viên gởi khóa luận cho đơn vị thực tập nhận xét, đóng dấu và nộp cho giảng viên hướng dẫn (Hoặc bộ phận quản lý chức năng) đúng thời hạn quy định. |
7. Cấu trúc của Khóa Luận tốt nghiệp hoàn chỉnh
- Trang bìa (theo mẫu)
- Trang phụ bìa (theo mẫu)
- Trang “Lời cam đoan” (đối với luận văn tốt nghiệp)
- Trang “Lời cảm ơn”
- Trang “Nhận xét của đơn vị thực tập” có dấu tròn (đối với chuyên đề tốt nghiệp và theo mẫu)
- Trang “Nhận xét của giáo viên hướng dẫn” (đối với chuyên đề tốt nghiệp)
- Trang “Mục lục ”
- Trang “Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ”
- Trang “Danh sách các bảng sử dụng ”
- Trang “Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh ”
7.1 Lời mở đầu (2 – 3 trang)
- Đặt vấn đề, tầm quan trọng ý nghĩa của đề tài, lý do chọn đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu (các mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài)
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu (Phương pháp, cách thức thực hiện đề tài)
- Kết cấu của đề tài (lưu ý phần kết cấu đề tài có thể bao gồm từ 3-4 chương tuỳ theo nội dung của đề tài được chọn)
7.2 Chương 1: Cơ sở lý luận (12 -15 trang)
- Tóm tắt, hệ thống hoá một cách súc tích các nền tảng lý luận liên quan đến đề tài (các khái niệm chính liên quan trực tiếp đến đề tài, các lý thuyết đã học, các văn bản pháp quy, các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá, vv…)
- Tóm tắt các công trình (các chuyên đề, bài báo, sách, vv…) đã thực hiện liên quan đến vấn đề nghiên cứu (nếu có)
- Lưu ý trong phần này không sao chép nguyên văn trong tài liệu mà phải đọc lấy ý rồi để viết theo văn của mình. Đồng thời phải tuân thủ các quy định về trích dẫn về tham chiếu và sử dụng tài liệu tham khảo
7.3 Chương 2: Thực trạng tổ chức thực tập (10 – 20 trang)
- Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập (5 – 7 trang)
- Tóm lược quá trình hình thành và phát triển
- Chức năng và lĩnh vực hoạt động
- Cơ cấu tổ chức
- Mối quan hệ liên kết với các đơn vị khác trong hoạt động của cơ quan, đơn vị (Thị trường khách nói chung của doanh nghiệp)
- Tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị (Tình hình kinh doanh) trong 3 -5 năm vừa qua nói chung
- Chíến lược phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai
- Các nội dung khác (tuỳ theo lĩnh vực của đề tài)
Thực trạng của vấn đề đã chọn tại đơn vị (10 – 20 trang) - Mô tả phản ánh tình hình thực tế liên quan đề tài tại đơn vị
- Phân tích đánh giá tình hình thực tế tại đơn vị
- Nhận xét, đánh giá : so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để trình bày các ưu, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại các nhược điểm này.
7.4 Chương 3: Phân tích và giải pháp (8 – 10 trang)
- Các định hướng phát triển của Tổ chức, cơ sở
- Dự báo (nếu có)
- Các giải pháp đề xuất liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Các kiến nghị đến tổ chức, cơ sở
8.Cách lựa chọn đề tài Khóa Luận tốt nghiệp
8.1 Giai đoạn nghiên cứu, khảo sát
- Bắt đầu sớm là chìa khóa để có một khóa luận tốt và chuyên nghiệp. Những nỗ lực vào phút cuối thường là báo cáo thiếu dữ liệu, chất lượng viết kém và thường có kết quả không làm thỏa mãn yêu cầu của bạn, doanh nghiệp và người hướng dẫn. Khi bạn không thể viết báo cáo ở tháng đầu tiên, bạn có thể bắt đầu thu thập thông tin và liệt kê những nội dung thuộc ý
tưởng của mình. Một khi đã chọn được chủ đề, ghi chú lại tất cả hoạt động liên quan đến nghiên cứu, phương pháp thực hiện, quan sát, tham dự các cuộc họp. Chuẩn bị là quá trình liên tục.
- Lập kế hoạch thực hiện là cần thiết –một báo cáo trình bày tốt và logic phản ảnh tương tự về tư duy. Quyết định bạn sẽ nói gì và với ai và hãy nhớ về điều này khi sắp xếp suy nghĩ của bạn. Thu thập thông tin mà bạn có thể có và phân thành từng nhóm. Bạn có thể đưa các tiêu đề cho mỗi nhóm và sắp xếp lại cho đến khi có thứ tự hài lòng. Về thu thập dữ liệu: những dữ liệu hữu ích cần phải có để giới thiệu công ty, để phân tích hoạt động mà bạn chọn, những tài liệu cần tham khảo… và một số có thể sẽ bị loại bỏ.
- Thông tin/dữ liệu cuối cùng bạn đã quyết định sử dụng sẽ cấu thành đề cương chi tiết – một nội dung cần thiết để viết báo cáo. Hãy nhớ rằng đề cương có thể được sửa đổi trong giai đoạn lập kế hoạch thực hiện nhưng, một khi bạn bắt đầu viết, bạn bám sát đề cương để không đi lạc chủ đề. Khi bạn hoàn thành báo cáo, đề cương sẽ tự nhiên chuyển thành mục lục (Table of Contents).
8.2 Chọn đề tài Khóa Luận
- Chọn một chủ đề là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công cho thực tập tốt nghiệp của bạn. Chủ đề lựa chọn là một khía cạnh hay vấn đề cụ thể liên quan đến thực tập và nó không phải là báo cáo những gì mà bạn có thể gặp phải trong quá trình thực tập.
- Tuy nhiên, các đối tượng được lựa chọn phải được thảo luận với đủ độ sâu, cần có những nỗ lực vượt qua công việc hàng ngày của bạn, để việc đánh giá/chẩn đoán của bạn về chủ đề này chứng tỏ một khả năng chuyên môn phù hợp với chương trình cử nhân tại UEH. Giảng viên hướng dẫn và người phụ trách tại doanh nghiệp có thể hỗ trợ trong việc lựa chọn một chủ đề.
Mục tiêu lựa chọn của bạn về một vấn đề hoặc tình huống có thể đem lại lợi ích cho tổ chức. - Báo cáo thực tập của bạn phải có phần phân tích (analytical component). Do vậy, các nội dung hướng dẫn sử dụng (user guides), giới thiệu các quy trình (descriptions of processes), hệ thống hoặc mô hình toán học hiện có (systems or existing mathematical models), tóm tắt các tài liệu kỹ thuật hay văn học (literature) đều không thể chấp nhận đưa vào trong báo cáo thực tập. Ví dụ, bạn đã phát triển chương trình máy tính cho công ty, tài liệu không thể được chấp nhận như một báo cáo thực tập phù hợp trừ khi nó cũng chứa các mục tiêu (objectives), hạn chế (constraints), tính khả thi phân tích các phương án (feasibility analyses of alternatives) và bình luận về kết quả (criticism of the outcome). Ngay cả khi công ty của bạn không yêu cầu thông tin này, thì đây vẫn là nội dung bắt buộc của một Khóa luận tốt nghiệp nộp về Khoa Kinh doanh Quốc tế – Marketing (SIBM).
- Thậm chí nếu bạn đã không được giao một dự án cụ thể trong quá trình thực tập, báo cáo của bạn vẫn phải chứa nội dung phân tích. Ví dụ, bạn có thể trình bày một đánh giá về các chức năng/nghiệp vụ cụ thể của doanh nghiệp thuộc chương trình học của bạn. Các chủ đề không phải là bản gốc, nhưng các báo cáo phải có những đóng góp riêng của bạn tại doanh nghiệp thực tập. Chỉ cần nói rằng doanh nghiệp của bạn quan tâm, ví dụ, hợp đồng, và sau đó viết một bài đánh giá nội dung hợp đồng là chưa đủ. Bạn phải nêu rõ mục tiêu của doanh nghiệp và sau đó đề xuất các kỹ thuật quản lý cho những mục tiêu này. Nếu bạn lo ngại về lựa chọn chủ đề, hãy trao đổi với người giám sát thực tập tại doanh nghiệp hoặc với giảng viên hướng dẫn của bạn. Trên tất cả, chọn một chủ đề mà bạn quan tâm/ưa thích sẽ quyết định sự thành công của Khóa luận tốt nghiệp.
9. Các loại cấu trúc Khóa Luận tốt nghiệp
9.1 Đối với đề tài theo truyền thống (cấu trúc 3 chương):
- + Mở đầu (Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, cấu trúc của đề tài);
- + Chương 1. Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu (Trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích, kinh nghiệm trong và ngoài nước);
- + Chương 2. Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu (Giới thiệu tổng quan về đơn vị, phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu, phân tích/đánh giá kết quả nghiên cứu);
- + Chương 3. Các giải pháp (Trình bày các giải pháp đề xuất dựa trên phân tích và đánh giá thực trạng);
- + Kết luận (Trình bày các kết luận chính rút ra từ kết quả nghiên cứu).
9.2 Đối với đề tài theo hướng định lượng (cấu trúc 5 chương):
- + Chương 1: Giới thiệu (Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, cấu trúc của đề tài);
- + Chương 2. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết (Các khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan, khung phân tích của nghiên cứu, các giả thuyết của nghiên cứu);
- + Chương 3. Phương pháp nghiên cứu (Cách tiếp cận nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu/qui mô mẫu, dữ liệu thu thập, công cụ phân tích dữ liệu);
- + Chương 4. Kết quả nghiên cứu (Các kết quả nghiên cứu và thảo luận về kết quả nghiên cứu đạt được);
- + Chương 5. Kết luận và gợi ý chính sách (Trình bày các kết luận chính rút ra từ kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách/khuyến nghị).
- – Danh mục tài liệu tham khảo
Trên đây là tổng hợp các Khái niệm Khóa Luận tốt nghiệp là gì và các nội dung liên quan, như lựa chọn đề tài và quy trình viết khóa luận. Hi vọng giúp các bạn sinh viên nắm rõ yêu cầu môn học, giúp các bạn sinh viên hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp. trong quá trình làm bài các bạn gặp vấn đề khó khăn nào đó mà cần đến sự hỗ trợ của dịch vụ viết Khóa luận, các bạn có thể xem thêm bài viết sau
Xem thêm bài viết ===> Dịch vụ viết Khóa Luận tốt nghiệp