Hình như bạn đang tìm Cơ Sở Pháp Lý Về Ly Hôn Làm Khoá Luận Khoa Luật? Bạn đang là sinh viên học chuyên ngành luật nhưng bạn đang cần thêm nguồn tài liệu để có thể triển khai bài khoá luận của mình. Thế thì bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn nguồn tài liệu hoàn toàn hữu ích đáng để xem và tham khảo, nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là khái niệm ly hôn, khái niệm về căn cứ ly hôn,căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ nhanh chóng triển khai đến cho các bạn thêm nhiều kinh nghiệm để bạn có thể tiến hành triển khai bài khoá luận.
Trước đây chúng tôi đã từng viết top 90 đề tài khoá luận tốt nghiệp luật hôn nhân gia đình các bạn có thể xem và tham khảo tại website vietkhoaluan.com để biết thêm thông tin chi tiết. Ngoài ra, hiện tại bên mình có nhận viết thuê khoá luận với đa dạng các đề tài phổ biến nhất hiện nay, cho nên nếu như bạn có nhu cầu cần viết thuê một bài khoá luận thì hãy tìm đến ngay dịch vụ viết thuê khoá luận tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được tư vấn báo giá làm bài khoá luận và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.
1. Khái niệm ly hôn
“Xã hội ngày càng phát triển, quá trình hội nhập đã thúc đẩy nền kinh tế, chính trị – xã hội phát triển một cách mạnh mẽ. Mối quan hệ trong xã hội cũng có sự vận động thay đổi theo xu thế của nó. Gia đình là tế bào của xã hội nên cũng không nằm ngoài quy luật này. Xã hội phát triển, đời sống nâng cao cùng với sự du nhập những tư tưởng cách sống mới làm cho mỗi người có một trình độ hiểu biết khác nhau, từ đó cách nhìn nhận, suy nghĩ các vấn đề khác nhau. Chính từ những quan điểm khác nhau đó, nên thường xảy ra các mâu thuẫn đối kháng. Nhất là trong vấn đề hôn nhân nên việc tan vỡ gia đình là rất phổ biến.”[1]
“Những năm gần đây, số lượng án hôn nhân và gia đình ngày một gia tăng với nhiều những mâu thuẫn khác nhau đã gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, dẫn đến thực trạng suy giảm về đạo đức, lối sống, bạo lực trong gia đình ngày càng trở nên phổ biến và gia tăng. Đảng và Nhà nước ta cũng hết sức quan tâm đến vấn đề đạo đức, lối sống, nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.”
XEM THÊM : Viết Thuê Khoá Luận Tốt Nghiệp
Ly hôn theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Như vậy, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, do một trong hai bên yêu cầu, hoặc cả hai và được quyết định bởi một bản án hoặc quyết định công nhận của Toà án.
“Ly hôn là chấm dứt hôn nhân, là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng và việc chấm dứt hôn nhân giữa hai vợ chồng phải được Toà án có thẩm quyền quyết định hoặc công nhận thì mới có giá trị pháp lý. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều cặp vợ chồng chưa ly hôn mà vẫn đi xây dựng gia đình mới, điều này là trái pháp luật hôn nhân và gia đình và cũng gây rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng. Việc xử cho vợ được ly hôn Toà án căn cứ vào những điều kiện đã được pháp luật quy định.”[2]
2. Khái niệm về căn cứ ly hôn
“Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, hôn nhân (trong đó có ly hôn) là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật (hay tục lệ) quy định chế độ hôn nhân phù hợp với ý chí của Nhà nước.”[3]
“Việc quy định những căn cứ ly hôn phải phù hợp với bản chất của sự việc, phù hợp với tình trạng thực tế của hôn nhân, phải xác định trong điều kiện nào thì cuộc hôn nhân đã không còn tồn tại. Việc tòa án xét xử cho ly hôn chỉ là công việc công nhận một thực tế khách quan là cuộc hôn nhân đó không tồn tại nữa. Chính vì vậy mà căn cứ ly hôn là rất khó, nó đòi hỏi phải hết sức khoa học, phù hợp với bản chất, đạo đức Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động.”
Như vậy, căn cứ ly hôn là những tình tiết hay các điều kiện pháp lý do pháp luật quy định. Và chỉ khi có những tình tiết, hay điều kiện đó, thì Tòa án mới quyết định cho vợ chồng ly hôn. Đó là điều kiện cần và đủ được quy định một cách thống nhất trong pháp luật, dựa trên các điều kiện đó thì Tòa án cho phép vợ chồng ly hôn.
3. Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
3.1. Căn cứ ly hôn khi thuận tình ly hôn
Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.
Cơ Sở Pháp Lý Về Ly Hôn Làm Khóa Luận Khoa Luật theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.
“Cũng trong Điều 55, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong việc thuận tình ly hôn, ngoài ý chí thật sự tự nguyện xin thuận tình ly hôn của vợ chồng, đòi hỏi hai vợ chồng còn phải có sự thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con, nếu vợ chồng không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định giải quyết việc ly hôn.”
XEM THÊM : Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Luật Hình Sự
3.2. Căn cứ ly hôn khi ly hôn theo yêu cầu của một bên
“Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân. Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:”
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Theo đó, khi ly hôn theo yêu cầu của một bên thì Tòa án cần dựa vào một trong ba căn cứ sau đây:
“Thứ nhất, đối với trường hợp khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
“Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung điểm mới khi cho ly hôn khi có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng. Như vậy, luật hiện hành quy định rất rõ “bạo lực gia đình” là căn cứ để giải quyết cho ly hôn. Bởi qua tổng kết thực tiễn giải quyết các án kiện ly hôn của Toà án cho thấy số vụ ly hôn có hành vi ngược đãi, đánh đập chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn ở nước ta trong đó thì đa phần phụ nữ là nạn nhân của tình trạng này. Tình trạng bạo lực trong gia đình ngày càng gia tăng và thể hiện tính chất nghiêm trọng của nó. Tình trạng bạo lực trong gia đình xảy ra do nhiều lý do khác nhau. Có trường hợp do cuộc sống vật chất quá khó khăn. Có trường hợp do ghen tuông, nghi ngờ một bên ngoại tình nên đã đánh đập nhau. Tệ cờ bạc, nghiện ngập cũng là lý do dẫn đến tình trạng vợ chồng đánh đập, ngược đãi nhau. Đa phần bạo lực trong gia đình dẫn đến tình trạng vợ chồng ly hôn, có trường hợp dẫn đến án mạng. Bên cạnh đó, đối với những vi phạm khác, những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng trong đời sống vợ chồng… là lý do để ly hôn thì luật cũng quy định rõ ràng phải có cơ sở nhận định chung rằng tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì mới giải quyết cho ly hôn.”
Thứ hai, đối với trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Tuyên bố một người mất tích là một sự kiện pháp lý nhằm xác định một người cụ thể “hoàn toàn không rõ tung tích, cũng không rõ còn sống hay đã chết” (theo từ điển tiếng Việt). Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015: “Khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích….” Khoản 2 Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định về căn cứ cho ly hôn có đề cập tới trường hợp yêu cầu ly hôn khi một trong hai người mất tích như sau: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”.
“Thứ ba, đối với trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Theo đó, theo quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình thì có thể xin ly hôn thay cho người thân và luật cũng quy định cụ thể về lý do xin ly hôn, trong đó bạo lực gia đình là một lý do, căn cứ để người chồng hoặc người vợ có quyền yêu cầu tòa án cho ly hôn. Cụ thể tại Khoản 2, Điều 51 trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau: “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”
[1] Khóa luận tốt nghiệp: “Căn cứ ly hôn: Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”, (2019) của Dương Thị Hồng Cẩm [2] Khoá luận tốt nghiệp: “Căn cứ ly hôn theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành” (2020) của Nguyễn Thị Kim Oanh [3] Tập bài giảng: “Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Nguyễn Văn Cừ; Ngô Thị Hường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2019Bài viết trên đây là Cơ Sở Pháp Lý Về Ly Hôn Làm Khóa Luận Khoa Luật là toàn bộ nguồn tài liệu hoàn toàn xuất sắc mà mình đã liệt kê đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tham khảo. Chúc các bạn xem được bài viết này của mình sẽ nhanh chóng hoàn thành được bài khoá luận của mình trong thời gian tới, ngoài ra hiện nay bên mình có nhận viết thuê khoá luận với đa dạng các đề tài phổ biến nhất hiện nay, nếu như bạn có nhu cầu cần viết bài khoá luận này thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ làm thuê khoá luận tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ từ A đến Z nhé.