Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Sử Dụng Vốn Kinh Doanh

Rate this post

Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ đến cho các bạn một bài Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Sử Dụng Vốn Kinh Doanh là một trong những nguồn tài liệu sẽ gợi ý cho các bạn được nhiều thông tin hữu ích để bạn có thể triển khai bài khoá luận của mình hoàn chỉnh nhất có thể, chính vì vậy các bạn hãy cùng mình xem và tham khảo những nội dung mà mình sắp triển khai dưới đây nhé. Nội dung đã được mình liệt kê bao gồm vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp,quản trị sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp,hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói dưới đây sẽ là một trong những nội dung xuất sắc nhất phù hợp cho các bạn sinh viên đang học chuyên ngành quản trị kinh doanh. 

Chúng tôi đã từng viết một bài mẫu khoá luận tăng cường quản trị vốn kinh doanh cho công ty sẽ là một trong những nguồn tài liệu tuyệt vời mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, các bạn có thể xem và tham khảo tại website vietkhoaluan.com của mình để biết thêm thông tin chi tiết. Hiện nay, bên mình có nhận viết thuê khoá luận đảm bảo đậu tốt nghiệp, hình như bạn đang loay hoay về vấn đề làm bài khoá luận nhưng vẫn chưa thể giải quyết được, thật trùng hợp vì bây giờ đã có dịch vụ nhận làm khoá luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0917.193.864 các bạn hãy để lại tin nhắn để chúng tôi sẽ tiến hành báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ cho các bạn từ A đến Z nhé.

1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của DN          

1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh

a) Khái niệm

Theo quan điểm của K.Marx, vốn là tư bản, mà tư bản được hiểu là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Như vậy, hiểu một cách thông thường, vốn là toàn bộ giá trị vật chất được doanh nghiệp đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn có thể là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra và tích luỹ được qua thời gian sản xuất kinh doanh cũng có thể là những của cải mà thiên nhiên ban cho như đất đai, khoáng sản…

Theo P. Samuelson – một nhà kinh tế học của trường phái tân cổ điển, Ông cho rằng vốn là “hàng hóa” được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là “đầu vào” cho hoạt động sản xuất của một DN. Như vậy, VKD có thể tồn tại dưới cả hình thái tiền tệ và hình thái hiện vật như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, hàng hóa trung gian… Theo quan điểm này mới cho thấy trạng thái biểu hiện của vốn, vốn chỉ tham gia vào quá trình sản xuất mà chưa tham gia vào quá trình kinh doanh, chưa thể hiện đầy đủ mục đích sử dụng vốn.

XEM THÊM :Báo Giá Viết Thuê Khoá Luận

Theo David Begg, Standley Fischer, Rudige Darnbusch trong cuốn “Kinh tế học”: Vốn là một loại hàng hoá nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình SXKD tiếp theo. Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hoá đã sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác. Vốn tài chính là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng… Đất đai không được coi là vốn. Theo quan điểm này cho thấy nguồn gốc hình thành vốn và trạng thái biểu hiện của vốn, song chưa cho thấy mục đích sử dụng vốn.

Nhóm tác giả biên soạn giáo trình Tài chính doanh nghiệp thuộc Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng “Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”.

Theo quan điểm của các nhà khoa học Học viện Tài chính, “vốn kinh doanh của DN là toàn bộ số tiền ứng trước mà DN bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động SXKD của DN”. Theo đó, có thể hiểu vốn kinh doanh chính là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà DN đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động SXKD nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Bên cạnh đó, khái niệm về vốn được đưa ra trong nghiên cứu của một số tác giả như sau: “Vốn là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố đầu vào (nhà xưởng, máy móc thiết bị, vật tư hàng hoá, nguồn nhân lực, tiền bạc, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, …) được huy động và sử dụng cho quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời”.

“Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tư liệu sản xuất, được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý và có kế hoạch vào hoạt động kinh doanh nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận”.

b) Đặc trưng

Vốn có những đặc trưng cơ bản như sau:

– Vốn là giá trị toàn bộ tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…), tài sản vô hình (sáng chế, phát minh, nhãn hiệu thương mại,…) mà doanh nghiệp đầu tư, tích lũy được trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị thặng dư;

– Vốn tồn tại trong mọi quá trình sản xuất và được chuyển hóa từ dạng này sang dạng kia: từ nguyên, nhiên vật liệu đầu vào đến các chi phí sản xuất dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng là chuyển hóa thành phẩm và chuyển về thành hình thái của tiền tệ

Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Sử Dụng Vốn Kinh Doanh vốn luôn gắn liền với quyền sở hữu, việc nhận định rõ và hoạc định cơ cấu nợ – vốn chủ sở hữu luôn là một nội dung quan trọng và phức tạp trong vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp;

– Trong nền kinh tế thị trường, vốn còn được coi là một hàng hoá đặc biệt do có sự tác bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Do đó, việc huy động vốn bằng nhiều con đường: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; tín dụng thương mại; vay ngân hàng…đang được các doanh nghiệp rất quan tâm và được vận dụng linh hoạt.

– Do sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, sự luân chuyển phức tạp của vốn nên yêu cầu quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả tránh lãng phí thất thoát được đặt lên cao.

XEM THÊM : 150 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh

1.2. Thành phần của vốn kinh doanh

Vốn có nhiều loại: Vốn cố định và vốn lưu động.

– Vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận sản xuât kinh doanh ứng ra để hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu, có đặc điểm là tham gia nhiều chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất không bị thay đổi hình thái ban đầu nhưng tính năng và công suất bị giảm dần, tức là nó bị hao mòn cùng với giá trị của nó cũng giảm đi.

Vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh ứng ra để mua sắm và hình thành tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên liên tục. Tái sản lưu động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm.

Giá trị của vốn được dịch chuyển một lần vào giá trị sản phẩm tiêu thụ. Đặc điểm này quyết định sự vận động của vốn lưu động, tức là hình thi giá trị của tài sản lưu động là khởi đầu vòng tuần hoàn của vốn vốn lưu động từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật tư hàng hóa dự trữ. Qua gia đoạn sản xuất vật tự được đưa và được chế tạo bán thành phẩm. Kết thúc vòng tuần hoàn sau khi hàng hóa tiêu thụ, vốn lưu động lại trở về hình thái tiền như điểm xuất phát ban đầu của nó.         

1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp

            Dựa theo nguồn hình thành vốn, vốn được phân loại thành: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả:

– Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Nó có thể hình thành do Nhà nước cấp, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại.

+ Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Sử Dụng Vốn Kinh Doanh vốn chủ sở hữu hình thành từ thặng dư vốn: đây là khái niệm chi chênh lệch giữa giá thị trường của cổ phiếu thường và mệnh giá của nó tại thời điểm phát hành.

+ Vốn chủ sở hữu hình thành từ thu nhập giữ lại: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để gia tăng nguồn vốn. Nguồn vốn tích lũy từ thu nhập giữ lại để tái đầu tư, tài trợ cho các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp.

– Nợ phải trả: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải thanh toán tại một thời điểm nào đó cho các chủ sở hữu khác. Hình thành do doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nợ khách hàng, cán bộ nhân viên

2. Quản trị sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp       

2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị sử dụng vốn kinh doanh        

Xuất phát từ nhiều khái niệm khác nhau về “quản trị”, tác giả đưa một khái về “quản trị” như sau:

Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong một tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu đã được định trước”.

Quản trị VKD của DN là một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính DN mà nhà quản trị tài chính cần thực hiện. Hoạt động quản trị tài chính liên quan đến ba loại quyết định chính: Quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận làm ra, sao cho có lợi nhất cho chủ sở hữu. Trong đó, quyết định đầu tư và quyết định huy động vốn là quan trọng và liên quan đến quản trị VKD.

Xuất phát từ việc phân tích các khái niệm “quản trị” và khái niệm “VKD” có thể đưa ra khái niệm về quản trị VKD của DN: “Quản trị VKD là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định liên quan đến VKD, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát việc thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của DN đề ra”.

Mục tiêu: Cũng như các mảng quản trị khác trong quản trị tài chính DN, quản trị VKD cũng hướng tới mục tiêu tối đa hóa hiệu quả hoạt động của DN và giá trị DN. Để hướng tới mục tiêu chung thì quản trị VKD có mục tiêu lớn nhất là làm sao cho từng đồng vốn bỏ ra đầu tư vào tạo ra nhiều giá trị nhất và làm sao cho đồng vốn đó quay vòng nhanh nhất. Nói cách khác, mục tiêu quản trị VKD là tối đa hóa hiệu quả và hiệu suất sử dụng VKD.         

Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Sử Dụng Vốn Kinh Doanh
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Sử Dụng Vốn Kinh Doanh

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động

a) Kết cấu vốn lưu động

Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng từng loại vốn hay từng bộ phận vốn trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.

Ta có thể xét kết cấu VLĐ tại một thời điểm thông qua các chỉ tiêu về tỷ trọng các thành phần TSLĐ trong tổng TSLĐ :

Kết Cấu Vốn Lưu Động
Kết Cấu Vốn Lưu Động

b)Khả năng thanh toán

  • Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán
  • Hệ số khả năng thanh toán nhanh :
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
  • Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
  • Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

c)Tình hình quản lý nợ phải thu

– Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu

– Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình

d)Tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ

  • Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Sử Dụng Vốn Kinh Doanh là một trong những nội dung mà mình đã liệt kê và chia sẻ đến cho các bạn cùng xem và theo dõi để có thể thu thập thêm được nhiều kiến thức đa dạng và phong phú, tiếp theo sau đây mình sẽ triển khai thêm về phần hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh với lại các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị vốn kinh doanh. Nếu bạn đang cần thêm thông tin để làm bài thì hãy cùng mình xem hết phần còn lại nhé.

3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp      

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm thể hiện hiệu suất sử dụng VLĐ của DN cao hay thấp, thường được thể hiện bằng 2 chỉ tiêu:

  • Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay của vốn lưu động):
Số lần vận chuyển vốn lưu động
Số lần vận chuyển vốn lưu động
  • Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Kỳ luân chuyển vốn lưu động
  • Mức tiết kiệm vốn lưu động:
Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn lưu động
  • Hàm lượng vốn lưu động:
Hàm lượng vốn lưu động
Hàm lượng vốn lưu động
  • Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định    

  • Tình hình biến động tài sản cố định

Ta sử dụng các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán mà cụ thể là chỉ tiêu tổng thể như tài sản dài hạn, các chỉ tiêu chi tiết như tài sản cố định (nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế) so sánh qua các thời kì từ đó tính toán sự tăng, giảm của các chỉ tiêu để đánh giá sự biến động tài sản cố định qua các thời kì.

  • Kết cấu tài sản cố định

Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, từng loại Tài sản cố định trong tổng số giá trị Tài sản cố định của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý của cơ cấu Tài sản cố định được trang bị trong doanh nghiệp.

  • Tình hình khấu hao tài sản cố định
Tình hình khấu hao tài sản cố định
Tình hình khấu hao tài sản cố định
  • Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ
  • Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
  • Hiệu suất sử dụng VCĐ:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
  • Hàm lượng VCĐ:
Hàm lượng vốn cố định
Hàm lượng vốn cố định
  • Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

  • Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh:
Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh
Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh
  • Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD (ROAE):
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh
  • Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh (TSV):
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA):
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh
  • Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE):
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sỡ hữu
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sỡ hữu

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

4.1 Nhân tố chủ quan

  • Trình độ tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất

Đây là yếu tố chủ quan có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, ăn khớp hoạt động một cách nhịp nhàng sẽ giúp cho DN sử dụng vốn có hiệu quả, ngược lại thì nếu trình độ quản lý yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ không bảo toàn được vốn. Trong công tác này phải chú trọng đến việc tổ chức và sử dụng VKD như: Xác định nhu cầu vốn, bố trí cơ cấu vốn, sử dụng vốn hợp lý đúng mục đích, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ, tránh lãng phí.

  • Chính sách huy động vốn

Chính sách huy động vốn hợp lý sẽ đảm bảo số vốn cần thiết với chi phí sử dụng vốn tối ưu, sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Ngược lại, nếu chính sách huy động vốn không phù hợp, cụ thể như DN sử dụng quá nhiều nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSLĐ hoặc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSDH sẽ dẫn tới nguy cơ thừa hoặc thiếu vốn, chi phí sử dụng vốn cao hay rủi ro trong thanh toán và làm giảm hiệu quả quản lý và sử dụng VKD.

  • Công tác lập và thực hiện kế hoạch tài chính về VKD

Việc lập kế hoạch tài chính về VKD tốt, sát với nhu cầu thực tế và thực hiện tốt kế hoạch đó sẽ giúp DN đơn giản hóa công tác quản trị VKD, giảm các chi phí quản lý, tăng hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD, có thể đối phó linh hoạt với những sự kiện phát sinh.

  • Trình độ quản lý sản xuất và trình độ tay nghề của người lao động

Đây là nhân tố tác động trực tiếp tới việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu đầu vào cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra của DN. Nếu DN có dây chuyền sản xuất hiện đại, quản lý tốt việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ cùng với đội ngũ công nhân lành nghề sẽ giảm thiểu chi phí về nguyên vật liệu, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và giúp giảm lượng vốn tồn kho.

–    Các mỗi quan hệ của doanh nghiệp

Những mối quan hệ này thể hiện trên hai phương diện là quan hệ giữa DN với khách hàng và giữa DN với nhà xung cấp. Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất kinh doanh, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng hoá tiêu thụ và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để làm được điều đó doanh nghiệp có thể áp dụng như mở rộng mạng lưới giao dịch, tìm nguồn hàng, tiến hành các chính sách tín dụng khách hàng, đổi mới quy trình thanh toán sao cho thuận tiện, tăng cường công tác xúc tiến, quảng cáo, khuyến mại,…

4.2. Nhân tố khách quan  

  • Tình hình biến động của thị trường nơi DN hoạt động

Gồm cả thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra cho sản phẩm của DN, lãi suất, lạm phát…. Khi nền kinh tế phát triển, thị trường đầu ra và đầu vào thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho DN quản trị tốt VKD khi dễ dàng dự trữ được nguyên vật liệu theo yêu cầu sản xuất, thành phẩm hàng hóa tiêu thụ nhanh chóng, thu hồi được các khoản nợ từ khách hàng và giúp đẩy nhanh quay vòng vốn lưu động. Mặt khác, lãi suất thị trường cũng như lạm phát ảnh hưởng tới cơ hội huy động nguồn đáp ứng nhu cầu VKD của DN và chi phí cho việc sử dụng các nguồn vốn đó.

  • Tiến bộ của khoa học công nghệ

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ giúp DN đổi mới máy móc, thiết bị sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, làm tăng tốc độ luân chuyển VKD, sử dụng VKD tiết kiệm, hiệu quả hơn. Và ngược lại nếu DN  không tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, không đổi mới sản phẩm sẽ có nguy cơ thua lỗ, tiêu hao nguyên vật liệu và giảm chất lượng sản phẩm, kéo theo giảm hiệu quả và hiệu suất sử dụng VKD.

  • Chính sách kinh tế của Nhà nước

Nhà nước tạo môi trường, hành lang pháp lý cho các DN phát triển sản xuất kinh doanh và có những can thiệp kịp thời khi nền kinh tế biến động. Các chính sách của Nhà nước như: chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách tiền tệ,…tùy theo từng thời kỳ, từng bối cảnh mà tạo thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó có tác động làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.

–    Yếu tố cạnh tranh

Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải chịu ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Để tiêu thụ được sản phẩm đòi hỏi các sản phẩm của doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng thêm tính năng cho sản phẩm; đồng thời doanh nghiệp cần phải có những chính sách hỗ trợ, kích thích tiêu thụ sản phẩm. Có thể doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận bị chiếm dụng vốn quy đổi về một mức doanh thu kỳ vọng. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc giữa mụ tiêu lợi nhuận và quyết định các chính sách bán hàng hợp lý đảm bảo lợi ích và hiệu quả quản lí vốn.

–     Những rủi ro bất thường

Một số rủi ro khác mang tính chất bất khả kháng như hỏa hoạn, động đất, chiến tranh… cũng có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngành hàng cũng như của công ty. Những rủi ro này ít có khả năng xảy ra, nhưng nếu xảy ra có thể làm chậm tiến độ kinh doanh hoặc gây thiệt hại (phá hủy một phần hoặc toàn bộ) đến công ty.

Trên đây là toàn bộ Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Sử Dụng Vốn Kinh Doanh hoàn toàn xuất sắc mà mình đã liệt kê và gửi gấm đến cho các bạn sinh viên tha hồ xem và theo dõi. Chúc các bạn xem được nguồn tài liệu này sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để có thể triển khai tốt bài khoá luận của mình trong thời gian tới, nếu như nguồn tài liệu mình triển khai trên đây chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn hoặc bạn cần viết thuê một bài khoá luận thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ nhận viết khoá luận thuê của chúng tôi qua zalo/telegram : 0917.193.864 để được tư vấn báo giá làm bài khoá luận và hỗ trợ lựa chọn cho bạn một đề tài điểm cao nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo