Cách Làm Khoá Luận Tốt Nghiệp Dễ Đạt Điểm Cao Nhất

5/5 - (6 bình chọn)

Có phải bạn đang tìm kiếm cách làm khoá luận tốt nghiệp dễ đạt điểm cao nhất ? Bạn chưa biết cách làm một bài khoá luận tốt nghiệp như thế? Ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn sinh viên cách làm khoá luận tốt nghiệp chẳng những thế còn dễ đạt điểm cao nhất. Hi vọng nguồn tài liệu mà mình sắp chia sẻ sau đây sẽ giúp cho các bạn nhanh chóng hoàn thành được cách làm bài khoá luận tốt nghiệp của mình. Nếu như nguồn tài liệu dưới đây chưa đủ để cho các bạn hoàn thiện được bài khoá luận thì hiện tại bên mình có nhận viết thuê khoá luận hãy nhắn tin cho chúng tôi qua zalo 0917.193.864 để được hỗ trợ nha.

I. Mục Đích, Yêu Cầu Khóa Luận Tốt Nghiệp

  1. Mục đích

– Sinh viên vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để phân tích và giải quyết một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực ngành/ chuyên ngành đào tạo.

– Sản phẩm của quá trình làm KLTN là cách nhìn nhận, phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề của sinh viên.

– KLTN là một trong những ứng dụng, sinh viên thể hiện khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tế.

  1. Yêu cầu

– Sinh viên liên hệ thường xuyên với giảng viên hướng dẫn để trao đổi về định hướng khóa luận, đồng thời đảm bảo quá trình nghiên cứu và viết KLTN không bị sai lệch khỏi mục tiêu và yêu cầu ban đầu. Cách làm khoá luận tốt nghiệp dễ đạt điểm cao nhất

– Trong quá trình làm KLTN, sinh viên nên xin ý kiến của công ty về định hướng, nội dung nghiên cứu và các giải pháp đề xuất trong KLTN để đảm bảo sự phù hợp của các giải pháp đề ra đạt hiệu quả.

Xem Thêm : Dịch Vụ Viết Thuê Khoá Luận

II. Một Số Quy Định Đối Với Sinh Viên Làm Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp là học phần trong chương trình đào tạo của Nhà trường, sinh viên khối ngành Kinh tế làm KLTN đều phải hoàn thành học phần này và được tính tương đương 5 tín chỉ.

Tất cả các sinh viên theo học đều phải làm KLTN. Sinh viên nào không làm KLTN sẽ không đủ điều kiện để xét tốt nghiệp.

2 tuần/lần, sinh viên phải báo cáo tiến độ thực hiện KLTN về cho khoa bằng văn bản (Theo mẫu của nhà trường).

Điều kiện để sinh viên được làm KLTN: Cách làm khoá luận tốt nghiệp

+ Sinh viên tích lũy đầy đủ số tín chỉ đã quy định trong chương trình đào tạo của ngành học (không nợ bất kỳ học phần nào).

+  Không bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào.

+  Điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên.

+ Sinh viên đã tham gia thực tập tốt nghiệp, hoàn tất báo cáo thực tập tốt nghiệp và đạt từ điểm F trở lên.

+  Sinh viên hoàn tất nghĩa vụ học phí đối với nhà trường.

Cách làm khoá luận tốt nghiệp dễ đạt điểm cao nhất
Cách làm khoá luận tốt nghiệp dễ đạt điểm cao nhất

III. Quy Trình Làm Khóa Luận Tốt Nghiệp

Các sinh viên đủ điều kiện làm KLTN theo quy định sẽ tiến hành thực hiện làm khóa luận theo các bước sau:

Bước 1. Lập đề cương KLTN

– Sinh viên tiến hành trao đổi với giảng viên hướng dẫn để phát triển báo cáo thực tập tốt nghiệp thành KLTN.

– Sinh viên xem xét lại thực trạng tình hình và nhận diện lại vấn đề (đã được trình bày trong báo cáo thực tập tốt nghiệp), từ đó xác định tên đề tài, lập đề cương cho khóa luận tốt nghiệp

Bước 2. Viết bản thảo KLTN

– Sau khi giảng viên hướng dẫn chấp nhận đề cương, sinh viên tiến hành viết bản thảo KLTN.

– Sinh viên tiến hành nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp và tìm hiểu xem về mặt cơ sở lý luận có những vấn đề liên quan nào đến vấn đề nghiên cứu của KLTN, các nghiên cứu trước đã nghiên cứu đề tài này họ làm như thế nào… Cách làm khoá luận tốt nghiệp

– Sinh viên tiến hành ứng dụng lý thuyết vào phân tích tình hình thực tiễn, từ đó ghi nhận được những sự khác biệt, đánh giá những khác biệt đó. Hoặc nghiên cứu đưa ra những giải pháp cụ thể cho vấn đề để cải thiện và giải quyết những tồn tại của hiện trạng.

– Trong suốt quá trình làm KLTN, nếu sinh viên lấy được ý kiến của các nhân viên, các nhà quản trị trong công ty về kết quả nghiên cứu của KLTN, và đưa các đánh giá này vào trong quá KLTN thì khóa luận có giá trị cao hơn. Cách làm khoá luận tốt nghiệp dễ đạt điểm cao nhất

Chú ý: Các nội dung trình bày trong KLTN, bao gồm phần phân tích tình hình thực tế, cơ sở lý luận và các giải pháp đề xuất phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau để đảm bảo tính nhất quán trong bài viết.

Riêng phần cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, sinh viên phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực tế về đề tài nghiên cứu cũng như phân tích, chứng minh được những luận điểm nghiên cứu đặt ra. Cuối cùng trên cơ sở phân tích tình hình thực tế, sinh viên đề xuất những giải pháp để cải thiện và giải quyết những tồn tại của hiện trạng.

Bước 3. Hoàn chỉnh và nộp KLTN

Sau khi hoàn thành, sinh viên trình bày bản thảo KLTN cho giảng viên hướng dẫn đọc và nhận xét. Sau đó sinh viên in và nộp 3 quyển bìa mềm và chờ lịch bảo vệ KLTN trước Hội đồng.

Sau khi bảo vệ KLTN, được sự góp ý của Hội đồng bảo vệ KLTN, sinh viên chỉnh sửa lại KLTN theo góp ý của Hội đồng, in và nộp 1 quyển KLTN bìa giấy cứng mạ chữ vàng màu xanh dương và 01 đĩa CD cho Khoa. (Đĩa CD phải có nhãn đĩa, ghi rõ: tên khóa luận, sinh viên thực hiện, lớp, niên khóa, tên giảng viên hướng dẫn).

Lưu ý:

Trong quá trình làm KLTN, sinh viên phải liên hệ thường xuyên với giảng viên hướng dẫn theo đúng thời gian biểu do khoa và giảng viên đưa ra để đảm bảo việc thực hiện KLTN đúng thời hạn và không bị lệch hướng so với đề tài đã chọn.

Nếu sinh viên không liên hệ giảng viên hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện KLTN, giảng viên có quyền từ chối và không phê duyệt đề tài KLTN của sinh viên đó. Khi đó đương nhiên sinh viên bị điểm Không (0).

XEM THÊM : Đề Tài Khoá Luận Luật Doanh Nghiệp

IV.Nội Dung Công Việc Cần Thực Hiện  Giữa Giảng Viên Hướng Dẫn Và Sinh Viên

* Số lần gặp gỡ giảng viên hướng dẫn: ít nhất 5 lần.

* Thời gian gặp gỡ: Căn cứ vào kế hoạch viết KLTN của khoa đưa ra, giảng viên lên lịch gặp gỡ sinh viên và báo về khoa.

* Địa điểm: Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn.

* Nội dung gặp gỡ giữa sinh viên với giảng viên hướng dẫn:

Lần gặp Trách nhiệm của sinh viên thực hiện Trách nhiệm của giảng viên hướng dẫn Ghi chú
Lần thứ nhất – Gặp giảng viên trao đổi về đề tài KLTN.

– Trao đổi hướng viết đề cương KLTN

– Trao đổi và hướng dẫn cách thức thực hiện KLTN.

– Gợi ý một số tên đề tài KLTN (Nếu thấy tên đề tài của sinh viên lựa chọn chưa phù hợp)

– Hướng dẫn sinh viên viết đề cương KLTN

Lần thứ hai – Gặp giảng viên trao đổi về đề cương KLTN.

– Nộp đề cương

– Trao đổi và hướng dẫn cách thực hiện, sửa đề cương.

– Hướng dẫn viết chướng 1,2

Lần thứ ba – Nhận đề cương. Về viết lại theo hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn.

– Viết và nộp chương 1,2

– Trả đề cương.

– Trao đổi chương 1,2.

– Hướng dẫn viết chương 3.

Lần thứ tư – Nhận chương 1,2. Về viết lại theo hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn.

– Viết và nộp chương 3.

-Trả chương 1,2

– Trao đổi chương 3.

– Hướng dẫn viết phần kết luận và kiến nghị.

Lần thứ năm – Viết và nộp phần kết luận.

– Nộp và trao đổi về toàn bộ đề tài.

– Trả chương 3.

– Trao đổi về toàn bộ đề tài

Lần thứ năm – Chỉnh sửa và nộp khóa luận hoàn chỉnh cho giảng viên hướng dẫn xem.

 

– Nhận KLTN, xem phần nào chưa hợp lý yêu cầu sinh viên điều chỉnh kịp thời.

– Trao đổi thêm với sinh viên

Lưu ý:

Nội dung gặp gỡ giữa giảng viên và sinh viên nêu trên chỉ là gợi ý. Tùy theo tình hình thực tế khi sinh viên viết KLTN mà có thể có sự thay đổi. Số lần gặp cũng có thể nhiều hơn.

– Sau mỗi buổi gặp gỡ giữa giảng viên hướng dẫn và sinh viên, giảng viên có giấy xác nhận, đánh giá về tiến độ thực hiện KLTN (Theo mẫu của trường) và nộp về khoa.

IV. Quy Định Về Hình Thức Trình Bày Khóa Luận Tốt Nghiệp

  1. 1. Quy định chung

Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không tẩy xoá, có đánh số trang, số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị,… KLTN phải có ý kiến nhận xét của giảng viên hướng, xác nhận của khoa, đóng cuốn bằng đinh bấm, bọc gáy, không được đóng bằng lò xo – đục lỗ;

Trình bày và in trên giấy trắng A4 một mặt, không dùng giấy thơm, tuân theo quy định trình bày cho từng chương, từng phần, số trang tối thiểu cho bài báo cáo là 30 trang (không kể phần lời mở đầu, giới thiệu, phụ lục, bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo,…) và không quá 50 trang (không kể phần lời mở đầu, giới thiệu, phụ lục, bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo,…) và được đóng bằng bìa cứng có mạ chữ vàng. Cách làm khoá luận tốt nghiệp

  1. 2. Quy định cụ thể

2.1. Soạn thảo văn bản

KLTN sử dụng font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode cỡ chữ 13, dãn dòng 1.5 lines, lề trên (Top) 2.5cm, lề dưới (Bottom) 2.5cm, lề trái (left) 3cm, lề phải (right)

2cm. Số thứ tự trang được đánh ở bên phải. BCTTTN, KLTN được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210mm x 297mm).

2.2. Các đề mục

Các đề mục của KLTN được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ chương, lần lượt các đề mục tiếp theo. (ví dụ: 3.1.1.1   chương 3, các đề mục tiếp theo cấp 1,2,3. Tại mỗi đề mục phải có ít nhất hai đề mục con, nghĩa là không thể có đề mục 2.1.1 mà không có đề mục 2.1.2 tiếp theo).

2.3. Bảng biểu, hình vẽ

Cách làm khoá luận tốt nghiệp dễ đạt điểm cao nhất Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ phải gắn với số chương; ví dụ hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3.

Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường, những bảng

Cách làm khoá luận tốt nghiệp
Cách làm khoá luận tốt nghiệp

ngắn và đồ thị phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên. Cách làm khoá luận tốt nghiệp

Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình vẽ, bảng biểu đó, ví dụ “… được nêu trong Bảng 2.1” hoặc “xem Hình 3.2” mà không được viết “… được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị dưới đây”.

2.4. Viết tắt

Không lạm dụng việc viết tắt trong KLTN. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong KLTN. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong KLTN. Nếu cần viết tắt những từ thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức … thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu KLTN có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu KLTN.

2.5. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn

– Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ ra nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của KLTN. Tài liệu tham khảo phải bao gồm tất cả các tác giả với công trình có liên quan đã được trích dẫn trong báo cáo, khóa luận. Các chi tiết phải được ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác để người xem có thể tìm được tài liệu đó;

– Sắp xếp tài liệu tham khảo tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng; khối tiếng Việt sắp xếp trước. Nếu tài liệu của tác giả người nước ngoài đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì sắp vào khối tài liệu tiếng Việt. Tác giả là người Việt nhưng tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì liệt kê tài liệu trong khối tiếng nước ngoài;

Một số thí dụ tài liệu tham khảo

  1. Tiếng Việt

Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010 -2012. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Cách làm khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Phương Thảo, Hoàng Trọng. 2005. Giá trị dịch vụ và chất lượng dịch vụ trong giáo dục Đại học nhìn từ góc độ sinh viên. Đề tài nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Lê  Đăng  Lăng.  2010.  Quản  trị  thương  hiệu.  Nhà  xuất  bản  Đại  học  Quốc  gia TP.HCM. Cách làm khoá luận tốt nghiệp dễ đạt điểm cao nhất

  1. B. Tiếng Anh

El-Hassanin A.S., Labib T.M., and Gaber I.E., 1993. Effect of vegetation Cover and slop on runoff and soil losses from the watershed of Burundi. Agriculture, Ecosystems and Environment 43: 301-308.

Falconer  D.S.,  1989. Introduction  to quantitative  genetics.  3rd edition,  Longman Scientific & Technical, New York, USA, 437 pagesC. Tài liệu trên trang Web.

Hemsworth P.H., 1990. Mating management. In Pig Production in Australia (Eds. J.A.A. Gardner, A.C. Dunkin and L.C. Lloyd). Butterworth, London, England,  pp. 245-257.

  1. Tài liệu tham khảo là văn bản pháp luật

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN  ngày 16/05/2006 V/v ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc.

Một số thí dụ về trích dẫn tài liệu và tác giả trong bài viết

(1) Dẫn liệu của một tác giả (cách viết này áp dụng chung cho cách viết của đồng tác giả hoặc của nhiều tác giả)

Theo Nair (1987), kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trò quan trọng … Hoặc kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trò quan trọng … (Nair, 1987).

Theo Bùi Xuân An (1996), kỹ thuật túi khí sinh học đã giải quyết …. (trích tài liệu tiếng Việt)

Kỹ thuật túi khí sinh học đã giải quyết … (B.X. An, 1997). (trích tài liệu tiếng nước ngoài) Vào năm 1989, Mercado đã báo cáo rằng …

(2) Dẫn liệu của đồng tác giả thì phải liệt kê đủ hai tác giả, nối với nhau bằng liên từ và. Thí dụ: East và West (1972) đã phát triển một kỹ thuật có giá trị. Không được phép dùng dấu & thay cho từ và trong bài viết.

(3) Dẫn liệu nhiều hơn hai tác giả, chỉ cần nêu tên tác giả thứ nhất và ctv, năm …. giúp duy trì lượng hữu cơ và độ phì trong đất (Kang và ctv, 1984).

(4) Dẫn liệu từ hai tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau, phải liệt kê đủ các tác giả và phân biệt nhau bằng dấu chấm phẩy (;). Thí dụ: Có nhiều loại mô hình thủy lợi đã được phát triển trong các hệ thống canh tác khác nhau (Mahbub và ctv, 1975; Kraazt, 1975).

(5) Nếu dẫn liệu không tìm được tài liệu gốc mà ghi nhận nhờ một tài liệu khác của tác giả khác (hạn chế tối đa hình thức này). Thí dụ: Briskey (1963) cho rằng …… (trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Tuân, 1996).

2.6. Phụ lục của KLTN

Mục đích của phụ lục là trữ thông tin (biểu mẫu, tranh ảnh) và liệt kê những bảng số liệu liên quan để người đọc quan tâm có thể kiểm tra và tra cứu. Có thể phụ lục chứa các số tính toán thống kê (chủ yếu là các bảng ANOVA, Tương quan) hoặc mô tả các phương pháp phân tích, phương pháp thực hiện còn tương đối mới mà người đọc chưa hoàn toàn quen thuộc. Nếu tác giả khóa luận sử dụng phiếu điều tra (questionaire), bảng điều tra phải được trình bày trong phụ lục theo đúng hình thức đã được sử dụng, không nên kết cấu hay hiệu đính lại. Các tính toán từ mẫu điều tra được trình bày tóm tắt trong các bảng biểu của bài viết  và  có  thể  trình  bày  trong  phần  phụ  lục  và  không  được  dày  hơn  phần  chính  của ĐA/KLTN.

  1. 3. Quy định thứ tự sắp xếp trong Khóa luận tốt nghiệp
  2. 1. Bìa ngoài: Bìa giấy cứng mạ vàng xanh dương (Mẫu 01).
  3. 2. Phụ bìa: Trình bày giống trang bìa (Mẫu 02).
  4. 3. Nhận xét của người hướng dẫn (Mẫu 03).
  5. 4. Nhận xét của Khoa (Mẫu 04).
  6. 3. Lời cam đoan.
  7. 4. Lời cảm ơn.
  8. 5. Tóm tắt (tóm tắt nội dung đề tài nghiên cứu).
  9. 6. Trang mục lục (Mẫu 05).
  10. 7. Danh mục chữ viết tắt.
  11. 8. Danh mục các hình (Mẫu 06).
  12. 9. Trang danh mục các bảng (Mẫu 07).
  13. 10. Phần nội dung của KLTN.
  14. 11. Tài liệu tham khảo.
  15. 12. Phụ lục
  16. 4. Ni dung tổng quát của Khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp cần có đầy đủ các nội dung sau:

 XEM THÊM : Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh

PHẦN MỞ ĐẦU

Cách làm khoá luận tốt nghiệp Cần làm rõ một số vấn đề sau:

  1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

– Mô tả bối cảnh chung của vấn đề nghiên cứu

– Mô tả vấn đề nghiên cứu thường là các vấn đề tồn tại giữa lý thuyết và thực tế quan sát, giữa hiện trạng và kỳ vọng của đơn vị… Dựa trên cơ sở quan sát thực tế về các quy trình nghiệp vụ, các hoạt động kinh doanh hay báo cáo tại đơn vị liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

  1. Lý do chọn đề tài

– Lý do chọn đề tài thường dựa trên: ý nghĩa, tầm quan trọng hay kết quả đóng góp khi giải quyết vấn đề. Chú ý phần này cần nêu rõ tên đề tài KLTN.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

– Mục tiêu nghiên cứu thể hiện ngắn gọn, rõ ràng các mục tiêu cụ thể của người viết để giải quyết vấn đề nghiên cứu.

– Mục tiêu nghiên cứu là cơ sở để lựa chọn:

+ Lý thuyết sử dụng ở phần cơ sở lý luận

+ Nguồn, số liệu và phương pháp nghiên cứu.

+ Đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề.

Lưu ý: Mục tiêu nghiên cứu nếu để dưới dạng câu hỏi thường được gọi là câu hỏi nghiên cứu.

  1. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu

– Căn cứ vào yêu cầu của KLTN, sinh viên trình bày giới hạn phạm vi của đề tài thực hiện về quy mô, không gian, thời gian đối với nguồn số liệu thu thập được về vấn đề nghiên cứu.

Lưu ý: Sinh viên không nên chọn phạm vi nghiên cứu quá rộng hoặc không xác định giới hạn, do đó không tìm được nguồn lực phù hợp để thực hiện vấn đề nghiên cứu trong KLTN.

  1. Phương pháp nghiên cứu 

– Trình bày tóm tắt các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá trình phân tích KLTN

– Trình bày nguồn số liệu sử dụng. Cách làm khoá luận tốt nghiệp

– Các công cụ thống kê để sử dụng phân tích số liệu.

  1. Kết cấu của khóa luận

– Trình bày các đề mục chính của KLTN.

– Phần mở đầu nên trình bày trong khoảng 5 đến 7 trang.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan lý thuyết về vấn đề nghiên cứu

            1.1.1. Cơ sở lý luận chung

– Trình bày cô đọng lý thuyết liên quan đến vấn đề cần được giải quyết. Sinh viên cần tránh trường hợp liệt kê các lý thuyết nhưng không sử dụng khi phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp.

– Khi viết phần cơ sở lý luận chung, sinh viên không chỉ tóm tắt lý thuyết mà cần phải có những nhận xét về lý thuyết sử dụng để giải quyết vấn đề trong KLTN.

– Sinh viên xem kỹ lại phần hướng dẫn về “Trích dẫn tài liệu và tác giải trong bài viết” đề tránh hiện tượng đạo văn.

            1.1.2. Các nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến đề tài KLTN

– Sinh viên cần tham khảo các nguồn tài liệu, KLTN tốt nghiệp có liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Thực hiện việc này mang lại những lợi ích sau:

+ Cung cấp một khung khái niệm, lý thuyết cho người đọc hiểu rõ về câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

+ Trình bày sự nhận biết của sinh viên về sự đa dạng và độ rộng của các lý thuyết trong phạm vi nghiên cứu.

1.2. Một số vấn đề liên quan đến KLTN

– Sinh viên làm rõ khái niệm, định nghĩa, các quan điểm, trường phái, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng…tới lĩnh vực thuộc đề tài nghiên cứu, đồng thời có thể tổng hợp tình hình nghiên cứu cũng như kinh nghiệm trong và ngoài nước về lĩnh vực mà đề tài hướng vào giải quyết. Đây là chìa khoá để phân tích thực trạng vấn đề và đề xuất giải pháp, kiến nghị.

Kết luận chương 1

(Chương 1 nên trình bày trong khoảng 10 đến 15 trang)

 

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG KLTN

– Phần này cần tập trung nêu được những mặt mạnh, yếu của vấn đề nghiên cứu, lý giải được nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu.

– Sinh viên thực hiện phân tích vấn đề nghiên cứu, tập trung vào nghiên cứu bản chất, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu chứ không chỉ mô tả các dấu hiệu (chung chung) của vấn đề. Ở đây sinh viên cần ứng dụng lý thuyết vào phân tích tình hình thực tiễn, từ đó ghi nhận những sự khác biệt và đánh giá những khác biệt đó. Trong đó, sinh viên phải thu thập tình hình, số liệu từ những nguồn tin cậy để phân tích, chứng minh, luận giải một cách thuyết phục. Số liệu trích dẫn phải ghi nguồn gốc dẫn chiếu cụ thể, chi tiết, rõ ràng để có thể kiểm chứng được; các bảng biểu, đồ thị (nếu có) phải trình bày khoa học, chỉ rõ nguồn gốc. Khi trích dẫn nội dung từ các nguồn tài liệu khác phải chỉ rõ tên tài liệu, tác giả, số trang, nhà xuất bản (nếu có), năm xuất bản và ghi rõ ở phần danh mục tài liệu tham khảo.  Cách làm khoá luận tốt nghiệp dễ đạt điểm cao nhất

Kết luận chương 2

(Chương 2 nên trình bày trong khoảng 10 đến 15 trang)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP

Đưa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế, cải thiện thực tiễn mà chương 2 đã chỉ ra; hoặc bổ sung lý luận còn thiếu, các thể lệ chế độ, chính sách còn có những bất cập.

(Chương 3 nên trình bày trong khoảng 7 đến 12 trang)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận: Nêu tóm tắt lại những gì đã làm được của KLTN

Kiến nghị: Nêu lên một số kiến nghị để thực hiện giải pháp đã đề ra ở chương 3

Kết luận chương 3 Cách làm khoá luận tốt nghiệp

(Phần này nên trình bày trong khoảng 1 đến 2 trang)

Lưu ý: Tên các chương được thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung cụ thể của KLTN. Kết cấu về số trang chỉ là gợi ý chứ không bắt buộc. KLTN được trình bày tối đa không quá 50 trang.

Trên đây là cách làm khoá luận tốt nghiệp mà mình đã giới thiệu đầy đủ các bước cụ thể cho các bạn. Nếu như quá trình trên chưa đủ để cho các bạn hoàn thành được bài khoá luận tốt nghiệp thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết khoá luận của chúng tôi qua zalo 0917.193.864 để được hỗ trợ nhé.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo